Hành trang Be Bold

Anh Bưởi (Leo Phan): “Để trở thành Giám đốc sáng tạo cần rèn luyện tư duy chiến lược và sáng tạo không theo ý mình”

boldcreativelab . 29/09/2022

Kể từ khi trở thành giám đốc nghệ thuật, anh Bưởi – Leo Phan đã nung nấu cho mình việc du học và quay trở lại Việt Nam sau đó để có thể ‘tung hoành’ những ý tưởng sáng tạo của mình. Và câu chuyện từ giám đốc nghệ thuật trở thành giám đốc sáng tạo bắt đầu từ đây!

“Mình du học vì muốn trở thành Giám đốc sáng tạo..”

Mong muốn tiến thân trong công việc thôi thúc Bưởi từng ngày. Nhớ về câu chuyện năm đó, khi anh đang làm với vị trí giám đốc nghệ thuật (từ gốc: art director), công việc vẫn diễn ra từ giai đoạn nhận yêu cầu từ khách hàng, phân tích, rồi họp nhóm. Kế đó là thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, bắt đầu tìm ý tưởng từ đó rồi đi phác thảo, trình bày dự án với khách. Sự mông lung vẫn diễn ra, và các câu hỏi về việc mình sẽ trở thành gì trong 2 – 5 năm nữa. 

Về sau, thêm phần ‘hơi cay’ môi trường làm việc: “Câu chuyện vui rằng mình làm sếp của một bé du học nước ngoài, vậy mà mình bảo nó không nghe, bé nhân viên chắc có lẽ nghĩ vì anh Bưởi chưa từng đi du học nên mới có phần bị em đó kênh kiệu. Kể cả chị sếp của Bưởi cũng đã quá rập khuôn với những ý tưởng, chị ấy bác bỏ những ý tưởng của mình dù không cho một lý do tại sao. Vì thế mình quyết tâm đi du học.”. Chính hai lý do đó, Bưởi càng cần phải đi du học để nâng cao được phần kiến thức cho mình.

Sau khi sang được Mỹ, anh Bưởi rất ấn tượng trong cách người nước ngoài dạy anh học về thiết kế quảng cáo: “Mình thích cách họ truyền đạt với mình, từ những cái lớn chẳng hạn: khái niệm crossing boarder (tạm dịch: sự khác nhau về văn hóa mang đến những yếu tố gì) để hiểu nét gãy văn hóa, sự khác biệt và sự xung đột, va chạm giữa các nền văn hóa, dân tộc. Từ đó có thể kết nối, tạo tiền đề cho công cụ tìm kiếm sự thấu hiểu, 1 việc rất quan trọng trong chiến lược.

Đến những cái nhỏ: mục tiêu truyền thông cái gì, ở đâu, cho ai, khi nào? Có những lớp gần 50% thời gian xoay quanh việc phân tích dữ liệu, tìm kiếm hành vi tiêu dùng, các thương hiệu đã quảng cáo hình ảnh của mình như thế nào trên phương tiện truyền thông, ý tưởng của họ có gì hay? Mỗi đề tài mình tự làm creative brief (tạm dịch: yêu cầu cần phải sáng tạo), tự tìm vấn đề và giải quyết nó.”

Môn học ở nước ngoài tạo cho anh nhiều trải nghiệm khó khăn nhất là Nature ID (tạm dịch: học về chiến lược và xây dựng thương hiệu), anh được học từ các bước làm thương hiệu như chiến lược, phân tích, định vị và concept cho thương hiệu đến việc truyền thông cho nhãn hàng ra sao. Lớp học đã dạy anh cách suy nghĩ ý tưởng từ những thứ bình thường nhất để trở nên phi thường.

Việc học thạc sĩ ở nước ngoài quả là lựa chọn sáng suốt của anh Bưởi, anh không chỉ phát triển về tư duy thẩm mỹ, tư duy sáng tạo như trước. Anh đã được mở rộng và rèn luyện tư duy chiến lược nhiều hơn sau khoảng thời gian hơn 4 năm và chuyện gì đến sẽ đến, anh Bưởi quay về Việt Nam…

“Trở về Việt Nam, mình đã làm Giám đốc sáng tạo như thế nào..”

Về nước anh Bưởi trở thành Giám đốc sáng tạo ngành quảng cáo sau đó ít lâu, anh còn kể lại dự án quảng cáo Panasonic – một trong số dự án tạo cho anh nhiều kỷ niệm khó quên trong vai trò mới. “Dự án pitching (tạm dịch: đấu thầu dự án thuyết phục khách hàng ‘rót tiền’ vào ý tưởng của mình) khá lớn gần 2 triệu đô. Họ mong muốn thương hiệu được kết nối với đội tuyển Việt Nam, thông qua bóng đá gắn kết người dùng Việt. Bưởi và đồng đội đã đưa ra ý tưởng lớn là Triệu trái tim – Một sắc cờ. Nhờ ý tưởng đó, chúng mình đã chiến thắng công việc này, thực hiện dự án trong 2 năm. Sau này, Panasonic tăng doanh thu đáng kể nhờ chuỗi hoạt động đó”.

Kể về tính chất công việc Giám đốc sáng tạo, anh bộc bạch: Giai đoạn đầu, anh Bưởi phải ngồi làm việc với ‘chị lên kế hoạch’ (từ gốc: planner) và ‘anh ngoại giao’ (từ gốc: Account) cho các dự án lớn nhằm thống nhất cách làm, cách binh bài cho mỗi dự án, rồi đi gặp khách hàng để bàn hướng đánh truyền thông cho dự án nhiều lần. Bản thân anh sẽ phải đóng góp ý kiến với chị kế hoạch về mặt chiến lược, đóng góp với anh ngoại giao về mặt triển khai dự án và kiểm soát ngân sách thực thi. Sau khi bàn bạc với hướng chung với 2 anh, chị thì sẽ bắt đầu ngồi họp nghe chị kế hoạch thổ lộ tâm tình ‘brief’ với đội ngũ thiết kế sáng tạo (gồm giám đốc nghệ thuật, người sáng tạo nội dung và người thiết kế sáng tạo), giám đốc sáng tạo sẽ đưa ra hướng làm bài cho các bạn để các bạn triển khai. Về sau là phần trình bày nháp và sửa chữa phù hợp, anh Bưởi sẽ tiếp tục ‘tiêm ý tưởng’ cho các bạn hoặc giết ý tưởng và trình bày lý do cho các bạn thiết kế hiểu rõ để triển khai hàng loạt cho dự án.

‘Mình đã trải qua việc làm nhà thiết kế sáng tạo (art-based) trước đó và đi lên với vai trò là một giám đốc sáng tạo. Với vai trò này cần tính cần kỹ năng quản lý dự án, tính thẩm định, đưa ra hướng đi phù hợp. Sẽ có nhiều cuộc họp diễn ra để ‘mổ xẻ’ vấn đề thông qua creative brief hay là phần trình bày giữa ý tưởng của nhóm và kể cả đi trình bày với khách. Thường mình sẽ phải quan tâm nhiều dự án cùng 1 lúc và dĩ nhiên dưới mình sẽ có 4 đến 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 3, đến 4 hoặc 5 người..”

Anh Bưởi phải sắp xếp thời gian khá là linh hoạt để làm việc cho từng đội nhóm của mình: Sáng thứ 2 hàng tuần họp coi tiến độ toàn công việc của phòng, sau đó ngồi với từng nhóm đưa ra nhận xét. Thứ 3, 4, 5, 6 thì sẽ theo lịch các dự án để đi họp hoặc đi quay phim, duyệt bài hậu kỳ. Anh cũng không quên việc sắp xếp coi tài liệu, cập nhật xu hướng vào mỗi buổi trưa.. Sự bận rộn của Giám đốc sáng tạo là vậy đó, anh vẫn không quên hài hước kể thêm: “Trong môi trường quảng cáo, có thể kể khó nhất là đi pitching sao cho thắng nhưng khó hơn là giữa tình cảm với ‘các lính’ của mình..” 

Khó khăn, bận rộn là vậy đó nhưng anh vẫn hết mình với sự nghiệp giáo dục tại Bold Creative Training Lab 

Mãi về sau này, khi mới mở trường Bold Creative Training Lab, anh vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong quảng cáo. Vừa làm việc căng thẳng trong những ngày công sở, vừa chăm sóc cuộc sống cá nhân, anh Bưởi vẫn không quên chăm chút cho ‘tổ ấm giáo dục nhỏ’ Bold Creative Training Lab của bản thân. Ngôi trường, có thể nói là tài sản kiến thức khá lớn mà anh muốn truyền đạt đến với những học viên của mình..

Như anh đã chia sẻ với các độc giả trong bài viết này, sự tận tâm trong việc truyền cảm hứng không chỉ về kiến thức mà còn về trải nghiệm cá nhân. Anh vẫn cập nhật thường xuyên những kiến thức mang tính xu hướng để giảng dạy cho học viên của mình. Khóa học thiết kế quảng cáo ngày càng được nâng cấp, rất bổ ích bên cạnh đó còn là những workshop tặng thêm với những chủ đề chia sẻ ‘nóng hỏi’ như Làm sao để trở thành Art Director, Creative Director hay những câu chuyện ‘làm nghề quảng cáo’ như Sáng tạo Big idea thế nào? Làm sao tìm được insight? Truyền sao cho thông đến người dùng!, Idea ơi mở ra đi, Thiết kế quảng cáo sao cho không ngơ ngáo, Thiết kế đồ hoạ hay thiết kế quảng cáo, bạn chọn đi. Tất cả chỉ có ở Bold Creative Training Lab. 

À anh Bưởi vẫn không quên gửi gắm phần anh chú trọng nhất đó vẫn là tư duy ở khóa học này tại trường Bold Creative Training Lab – nơi mà anh Bưởi và đội ngũ giáo viên rất chú trọng giúp các học viên đẩy mạnh rèn luyện tư duy bằng nhiều phương pháp khác nhau tạo hiệu quả cao.. “Tư duy thật sự rất quan trọng, nhất là học thiết kế, đặc biệt là thiết kế đồ hoạ để ứng dụng được kỹ năng thiết kế vào trong quảng cáo. Các tư duy mà hầu hết các bạn trẻ đi học thiết kế đồ hoạ luôn thiếu và mình cũng đưa vào giảng dạy chi tiết tại trường: tư duy chiến lược, tư duy quảng cáo (bán cái gì, nói cái gì, ai nghe, ở đâu, khi nào) và tư duy thẩm mỹ (mình làm đẹp không phải cho mình, mình dùng kỹ năng để làm đẹp cho thiết kế giúp khách hàng bán sản phẩm tới cái người mà mình rất khó để hiểu họ). Bên cạnh đó là các kiến thức khó ăn nhất là branding nền tảng về thương hiệu,nền tảng giao tiếp, kỹ năng quản lý và thuyết phục”. Tất  cả đều được biên soạn thật cụ thể, lớp lang, bài bản và xâu chuỗi thành các lớp học theo trình tự để truyền đạt cho thế hệ trẻ yêu thích ngành quảng cáo nói chung và thiết kế quảng cáo nói riêng.

Zalo
Tin nhắn
Điện thoại
Tin nhắn
Điện thoại
Zalo