Hành trang Be Bold

Concept – Làm sao cho đúng? Idea – Làm sao cho hay?

boldcreativelab . 07/09/2023

Trong bài viết về design concept, và idea của post này xin đề cập đến phạm trù ra concept để làm logo và brand identity. Bold xin đưa cụ thể đầu bài, và sẽ phân tích để các bạn có thể dễ hiểu và hình dung hơn dưới đây:

 

 

Đề bài:

Thiết kế 1 logo, slogan và hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity) cho một chuỗi resort 4 sao ở Việt Nam. 

Bài brief từ Planner có phân tích 4C, có đưa ra brand strategy, brand mision, brand vision, và brand archetype. Xin đi thẳng vô cái Brand Positioning là: LOCAL VALUE BLENDED IN YOUR TRIP. Tiếng việt nghĩa là: Hoà mình vào giá trị văn hoá bản địa trong mỗi chuyến đi. 

PHÂN TÍCH:

Vậy người làm thiết kế logo, thiết kế branding sẽ phải làm gì để có concept, và idea design?

Và làm thế nào bây giờ?

Team logo design sẽ đi tìm ý tưởng như thế nào? Và ý tưởng nó phải chăng là khác nhau font chữ, màu sắc, hoa văn của logo? Sẽ có rất nhiều các bạn designer, học từ các trường hoành tráng ra sẽ làm như vậy đó, là tung tăng ùa lên máy luôn, bắn Google, search các nùi logo, rồi cứ thế từ các logo tìm search ra được đó, các bạn sẽ gọi là cảm hứng, là ref, rồi ngồi xuống làm na ná. Thề là các bạn không có đi, nếu không có, thì ôi may quá, đời còn chút tương lai. Vậy cái khác, là còn gì khác?

Trước hết hãy bám vào câu tiếng việt nếu tiếng anh ok thì bám vào luôn. Giá trị văn hoá bản địa là gì? Rồi từ đó đi ra tìm cái concept, đôi khi trong bản brief, Planner và CD đã align với nhau xong cái concept luôn rồi, việc của các bạn là từ cái concept đó để ra cái idea design execution mà thôi.

Vậy Concept là gì? Idea là gì? Trong trường hợp này, concept là cái khái niệm tổng quan to lớn, để không chỉ làm mỗi cái logo, mà con là cả cái bộ nhận diện thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu nó bao gồm luôn cả hệ thống trang trí, ly tách, hoa văn trên áo gối, áo dài đồng phục, cửa hàng, và tinh thần (phần nhìn thấy, hay không nhìn thấy) của thương hiệu (cái này nó to lắm, chi ra cả internal use, external use).

Còn Idea thì tuỳ vào mỗi hạng mục mà idea thể hiện ra sao, nhưng phải under cái concept bên trên.

Ví dụ cho dễ hình dung. Concept của team đưa ra là: CURATED EXPERIENCE –

TRẢI NGHIỆM SỰ CHỌN LỌC TỈ MỈ

Rationale: Hoa Calla chỉ nở 1 đoá duy nhất nên mỗi nhành hoa được coi như một sự chọn lọc tỉ mỉ, chắt lọc tinh túy. Ở Calla Hotels, mỗi sự sắp đặt từ kiến trúc mang tính bản địa Việt Nam. Từ nội thất, món ăn, các chương trình được thiết kế nghỉ dưỡng để mang đến những trải nghiệm tại không gian Calla đều được chọn lọc tỉ mỉ bởi Calla tin rằng “Details makes differences”: Vì chỉ có sự chọn lọc tỉ mỉ, chắt chiu mới có thể mang đến sự tinh tế, và đặc thù nhất của văn hoá bản địa. Kết quả của sự tâm huyết, tinh tế và chuyên tâm vào những điều nhỏ nhất sẽ khiến bạn hòa mình vào nơi đó dù chỉ là kỳ nghỉ, và trải nghiệm du lịch của bạn thật khác biệt và đáng nhớ.

Vậy idea ở đây sẽ làm gì? Team thiết kế đưa ra idea TINH TUÝ KẾT TINH,

Rationale: hình ảnh giọt Thạch Nhũ, vì để có 1 giọt rớt xuống là cả một quá trình chắt chiu. Hình ảnh giọt thạch nhũ, hoặc giọt nước bình thường, để rớt xuống 1 giọt là cả một thời gian dài tích luỹ.

Design solution: Nên cái shape logo sẽ là sự kết hợp giữa hoa Calla + hình giọt thạch nhũ, giọt nước, để nói về sự tinh túy của thương hiệu trong việc đưa ra sản phẩm, và ý nghĩa của tên gọi Call được truyền tải vào thiết kế logo. Logo sẽ có double meaning. Và sau đó sẽ có rất nhiều option về góc, màu, typo, nét vẽ, element hỗ trợ.

Đây chỉ là một ví dụ được cắt ra để minh hoạ cho các bạn hiểu, còn bài vở đi present nó còn khủng khiếp như thế nào. Mấy cái này chia sẻ ra đây cho các bạn thấy concept và idea giống nhau ở chỗ đều là suy nghĩ của team sáng tạo, đi ra từ cái bản creative brief. Nhưng concept là nền tảng, là cái dù lớn bên trên để bao phủ toàn bộ các hạng mục. Còn Idea là tuỳ vào hạng mục mà sẽ có từng idea lớn, bé, nhưng phải nằm dưới concept tổng. Quan trọng là team sáng tạo khi làm branding, thì phải biết công việc mình đang làm là tạo ra một concept chủ đạo. Nó vô cùng quan trọng, vì sau này các team làm web, shop, nội thất, fanpage khi vô làm job của mình, đều hỏi concept của thương hiệu ở phần branding là gì? Chính là cái mà các bạn làm nè. Còn truyền thông thì là câu chuyện khác, vì nó còn tuỳ vào các mục tiêu ví dụ: truyền thông cho corporate, truyền thông cho brand, truyền thông cho sản phẩm, truyền thông nội bộ.