Hành trang Be Bold

Thiết kế logo và vai trò của concept & idea

boldcreativelab . 16/09/2022

Xây dựng thương hiệu là bước nền tảng để cái hiệu đó được người tiêu dùng “thương”. Để cân cả quá trình này, nhà thiết kế thương hiệu phải có niềm đam mê thực sự với thiết kế và văn hóa sáng tạo. Làm sao ứng dụng các kiến thức đó vào ngôn ngữ đồ họa, để thiết kế ra một logo đại diện được giá trị cốt lõi của thương hiệu? 

Từ những chia sẻ kinh nghiệm của anh Bình Phan – Founder BOLD Creative Training Lab. Admin đã bỏ thêm vào balo hàng trang của mình cách để sinh ra được những logo tinh túy, cô đọng ý nghĩa. Hôm nay lôi nó ra trong bài này để chia sẻ với các bạn nè.

 

Viết Creative Logo Design Brief thế nào mới đúng?

Để không bị “lật bàn” giữa chừng, hãy thống nhất được bản Logo Design Brief với khách hàng. Càng soạn kỹ Brief thì càng lợi thế tránh việc hỏi đi hỏi lại khách hàng, càng bảo vệ mình khỏi những rủi ro không đáng có.

Vậy làm sao để biên soạn được một bản Brief đúng?

Phải hiểu được quy trình toàn diện của thiết kế Logo.

 

Bước 1: Xác định loại hình kinh doanh và tất cả thông tin về doanh nghiệp.

Khai thác triệt để bí kíp 4Cs: Category – Ngành hàng, Company – Product, Consumer – Đối tượng khách hàng.

Những câu hỏi sau đây, giúp bạn hình dung được cách khai thác 4Cs:

  • Giá trị kinh doanh, tầm nhìn và sứ mệnh của DN là gì?
  • Câu chuyện thương hiệu ra sao? 
  • Triết lý về sản phẩm/ về loại hình dịch vụ của DN?
  • Khách hàng mục tiêu của DN là ai?
  • Mức độ giá cả ra sao? Phân khúc thị trường ở đâu?
  • Những kênh bán hàng đang và sẽ có của DN đó.
  • Điểm đặc điểm riêng biệt của DN đó là gì?

 

Bước 2: Nghiên cứu ngôn ngữ Logo, ý nghĩa của Logo trong ngành hàng bạn đang thực hiện.

 

Bước 3: Creative Search.

Tìm hiểu cách tạo hình. Nghiên cứu ngôn ngữ đồ họa, từ các shape tròn, vuông,.. ý nghĩa của chúng từ hình ảnh đến bố cục vị trí.

 

Bước 4: Phát triển Art Direction.

Tìm kiếm các style để định hướng sáng tạo, bảng art direction còn có màu sắc, font chữ, hình ảnh, họa tiết v.v… 

 

Bước 5: Tạo ra được concept cho Logo đó.

 

Bước 6: Sketch logo theo concept đã chọn.

Tạo ra nhiều idea cho từng option. Một concept tạo được nhiều hơn 1 idea.

 

Bước 7: Chọn được cái Idea tốt nhất, sau đó đưa lên giấy để đi màu.

 

Bước 8: Đưa thiết kế Logo lên máy tính. Đưa những bản vẽ đó từ giấy nháp lên thành đồ họa chuẩn mực.

 

Bước 9: Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu qua tất cả ứng dụng đó. 2 lĩnh vực chính: Internal Use (Dùng trong văn phòng) và External Use (Dùng ngoài văn phòng)

 

Bước 10:  Tạo mockup để hướng dẫn khách sử dụng linh hoạt nhưng phải sắc bén tạo hình Logo trong tất cả các ấn phẩm. Logo đẹp chỉ khi nó có độ nhận diện cao, đồng nhất và phù hợp với từng bố cục. Khi thì chỉ có 1 họa tiết, 1 màu sắc, hay chỉ 1 đường nét của Logo. Vậy nên, bạn phải nghiên cứu rất nhiều để Logo có 1 cái guideline không được phức tạp nhưng càng không được mang tính “copy and paste” trên mọi mặt trận.

 

1. Từ Brief tạo ra Concept thế nào cho xuôi?

Concept cho một cái Logo là cái nôi sản sinh ra tất cả idea cho nó. Concept chính là tiền đề, là nội dung chính để thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu, nên tất cả idea sinh ra đều phải under Concept đó. 

Bước 1: Phác thảo Concept:

– Làm mindmap bằng giấy. Trình bày hết các “chữ” mang nghĩa đại diện cho Idea.

– Nếu chưa có được chữ, hãy đi ra từ các “camping”.

– Những camping sáng tạo mà dân creative thường dùng, chuyên về lý tính, cảm tính, về câu chuyện thương hiệu, về insight, về sản phẩm….

– Làm trên máy tính bạn có thể dùng công cụ Gitmind để vẽ. 

– Search tất cả các từ liên quan mà bạn đã tạo ra từ các camping.

 

Công cụ xịn để tìm những synonym hay và cả những từ “dòng họ”. VISUAL THESAURUS

 

Bước 2: Làm liên kết điểm.

Kết nối những từ của camp này đến những ý hay camp kia, để tạo ra một đoạn văn đại diện ý nghĩa Logo. 

Đừng nhào vào vẽ hoặc sketch ngay. Mà hãy để cho não bạn có thời gian sáng tạo, bay bổng.

Vì ý tưởng được sinh ra từ những chất liệu cuộc sống, nên phải cho não suy nghĩ đêm ngày liên tục về job đó. Từ đó chắt chiu từng từ vựng qua những lần “ăn” thông tin, để tạo nên Concept giá trị nhất.

 

2. Từ Concept tạo ra Idea

Để dễ hình dung nhất ở bước chủ chốt này. Mình cùng học qua 1 case thực tiễn từ job của anh Bình.

Điều đặc biệt hiện rõ từ tên của doanh nghiệp là CALLA, nơi chuyên về du lịch nghỉ dưỡng. Hoa CALLA mỗi thân hoa chỉ ra được 1 bông, nên mang hàm ý là những gì tinh túy nhất. Từ đó dễ nhận thấy DN luôn theo triết lý mang những gì tinh túy nhất đến khách hàng.

Bên cạnh đó là việc xác định được Brand Positioning thì giai đoạn tạo Concept sẽ như hổ mọc thêm cánh.

 

LOCAL VALUE BLENDED IN YOUR TRIP

HÒA MÌNH VÀO GIÁ TRỊ VĂN HÓA BẢN ĐỊA TRONG MỖI CHUYẾN ĐI.

 

Hiểu được giá trị văn hóa bản địa đó là gì. Từ đó tạo ra Concept, rồi tạo ra Idea design execution.

Concept mà team anh Bình tạo ra là: TRẢI NGHIỆM SỰ CHỌN LỌC TỈ MỈ.

Từ triết lý những điều tốt nhất của Brand, đã tạo ra Idea: TINH TÚY KẾT TINH.

Mang ý nghĩa những gì tốt đẹp nhất, phải được tinh lọc lại từ rất nhiều cái tốt đẹp khác. 

Khi anh Bình Brainstorm mới liên tưởng đến quá trình hình thành Thạch Nhũ ở các hang động.

 

Giọt thạch nhũ đang được hình thành

 

Để tạo nên hình hài giọt Thạch Nhũ, hay một giọt nước nhỏ xuống, phải trải qua thời gian dài chắt chiu, tích lũy từ từ. Đây là tượng trưng cho vẻ đẹp của sự kết tinh.

Kết hợp biểu tượng giọt Thạch Nhũ + hình ảnh hoa CALLA, tạo ra shape Logo. Do đó Logo sẽ mang được double meaning.

Sau đó, lồng ghép giọt nước vào cánh hoa CALLA, rồi lại tạo nó thành chữ C (đây là chữ viết tắt của CALLA).

Kết hợp biểu tượng tạo shape Logo

Mockup sản phẩm

 

Sự hòa hợp 2 biểu tượng trên, khiến Logo cô đọng được triết lý của Brand. Chỉ có sự chọn lọc tỉ mỉ mới mang đến sự tinh tế, và đặc thù nhất của văn hoá bản địa. Kết quả của sự tâm huyết, tinh tế và chuyên tâm vào những điều nhỏ nhất sẽ khiến bạn hòa mình vào nơi đó dù chỉ là kỳ nghỉ. Để trải nghiệm du lịch của bạn thật khác biệt và đáng nhớ. 

 

Và Concept TINH TÚY KẾT TINH, không chỉ dừng lại tại 1 idea. 

Idea thứ 2 là mặt trăng và những vì sao. Vì những tinh tú đó phải mài mòn qua hàng triệu năm trong vũ trụ, mới ra được hình thù hành tinh tuyệt đẹp. Nên đây cũng là biểu tượng cho sự chọn lọc tinh túy.

 

Bạn thấy không, một concept hay sẽ tạo tiền đề cho ra những ý tưởng tốt, từ nhiều ý tưởng tốt đó, mình mới chắt lọc được ý tưởng tinh túy nhất. Đừng vì sợ sai, để phải dừng lại ở con số idea ít ỏi.

3. CONCEPT khác IDEA

Phải nằm lòng cái này nè. Concept và Idea chỉ giống nhau ở chỗ đều sinh ra từ suy nghĩ của team sáng tạo, thông qua cái bản Creative. Nhưng Concept là nền tảng, là cái dù lớn bao phủ toàn bộ các hạng mục Brand Identity. Còn Idea tùy từng mục mà có lớn, bé nhưng đều phải nằm dưới Concept tổng.

Vì vậy team Creative khi làm Branding, phải tạo ra được Concept chủ đạo, tông màu chủ đạo.

4. Thuyết phục khách hàng chọn mình

Sau khi thống nhất được Logo với khách, bạn phải tạo được Slogan. Và trình bày cùng tất cả ý nghĩa của Logo từ từng đường nét đến tông màu, đại diện được ý nghĩa gì cho tầm nhìn, cho sứ mệnh của DN. Để khách hiểu được hình dáng Logo nào dùng được hoặc không, hoa văn như thế nào cho chuẩn.

Ví dụ về hướng dẫn mẫu thiết kế ấn phẩm cho Client

 

Bên cạnh đó, bạn phải làm cho khách hàng cẩm nang hướng dẫn sử dụng. Để hệ thống lại các cách ứng dụng Logo, về màu sắc, font chữ vào trong tất cả những ấn phẩm truyền thông mà Brand đó cần, từ danh thiếp, cho đến vật dụng thông thường. Vì vậy, phải ngồi lại với khách hàng để xem Brand muốn phát triển đến đâu để mình thiết kế mẫu đến đó.

Zalo
Tin nhắn
Điện thoại
Tin nhắn
Điện thoại
Zalo