Hành trang Be Bold

Làm thế nào để trở thành Art Director

boldcreativelab . 22/07/2022

Tay ngang có thể trở thành Art Director? Art Director có nhất thiết phải xuất thân từ Designer không?

Bạn Công Minh, học viên lớp “How to be an Art Director” có gửi một câu hỏi đến anh Bình Phan (anh Bưởi) – founder của Bold Creative Training Lab như sau:

“Hi anh Bưởi, hôm nay em mới học xong buổi thứ 3 của lớp Art Director (AD). Qua 3 buổi thì thấy rất hay, nhiều kiến thức rất giá trị. Mặc dù lúc đăng ký với mục đích để biết về Concept, Idea chứ cũng không có ý định gì về làm Art cả, bởi vì em cũng biết làm được AD rất khó cần có nền tảng trong khi em chỉ là tay ngang (hiện tại em đang là Commercial Photographer) chứ không phải xuất thân từ Designer hay qua trường lớp nào cả. Nhưng em cũng muốn hỏi thử một vấn đề: liệu có thể từ “tay ngang” mà phát triển lên thành AD được không? Liệu có nhất thiết 1 AD phải là xuất thân từ Designer không? Rất cảm ơn anh”

Anh Bình Phan (aka anh Bưởi) – Creative Director, Founder của Bold Creative Training Lab

Và để trả lời câu hỏi của bạn Công Minh, anh Bưởi đã bóc tách nhiều vấn đề, xin mời các bạn cùng tham khảo qua nhé:

1. Tay ngang có thể trở thành Art Director không?

Trả lời: KHÔNG.

Và một Art Director có bắt buộc phải xuất thân từ Designer không?

Trả lời: KHÔNG

Nếu bạn không đi học, không được training, thì tay ngang, hoặc là Photographer, Designer có làm lâu năm đi nữa thì không thể lên được vị trí Art Director. Vì vậy, bên cạnh đam mê, bạn phải kinh qua các công việc có liên quan tới vị trí Art Director để vỡ não ra, để nhìn nhận được thế nào là Art Director, rồi đam mê, rồi đi theo. Chắc chắn nếu có cật lực, có đam mê thì chiếc title Art Director sẽ rớt bịch trúng mình thôi. Vậy để hiểu về Art Director ra sao, và tay ngang có thể làm được không thì mình cần hiểu hết khái niệm Art Director nhé.

Trong ngành Mar-Com sẽ chia ra các thể loại Art Director như sau: Art Director ở BTL (Below the line agency), Art Director ở ATL (Above the line agency), Art ở Digital IMC, Art ở Production house chuyên sản xuất films như TVC, MV, Viral, hoặc chụp hình sản phẩm. Ở mỗi môi trường thì vai trò của Art Director sẽ khác nhau. Nhưng tựu trung đều làm về quảng cáo, truyền thông, thì Art Director cần hiểu về các đặc thù của não trái về kiến thức Mar-Com, Advertising, Strategic Thinking, Critical Thinking, và nhũng kiến thức về não phải như Concept, Idea, Art Direction, Layout, Graphic Design v.v…

2. Vai trò Art Director trong mỗi Agency là khác nhau, tuỳ mỗi agency mà sẽ có Job Description khác nhau

Có thể tóm tắt như sau:

a. Art Director BTL: Bạn cần nắm vững các kỹ năng về Idea của POSM, Idea trong Event, trong Activation, Idea trong từng chiếc bao bì…

b. Art Director trong ATL: Bạn cần nắm vững về Concept Development, Idea Execution, Art Direction sau khi nhận bản Creative Brief với những nội dung Take Out quan trọng như: Strategic Approach, 4Cs, 3 truth và Proposition.

c. Art Director trong Digital IMC: Bạn cần nắm vững khái niệm Big Idea, Asset, Idea là gì? Chuyển sang Core Asset là gì, rồi dựa vào Media Data Analysis để adapt ra những Asset theo Consumer Journey và hiểu về những Key Content quan trọng của mỗi Channel là gì?

d. Art Director trong Production House: Quy trình làm Film hay Shooting một Key Visual sẽ có nhiều vấn đề mà Art Director cần nắm như: nội dung, thông điệp của dự án đó là gì? Đối tượng thụ hưởng sau cùng là ai? Ngân sách có bao nhiêu. Từ đó bạn tính toán Set Design, tìm chọn nhà làm hậu kỳ, FA Artist, Style của Director nào, DOP nào, CG Artist nào? Và trăm thứ khác như Hair, Make up Artist, Stylist v.v… Art Director có thể làm việc chung với Producer để đưa vô bài PPM, cân đong đo đếm giữa chất lượng, sự phù hợp, và giá cả, thời gian thực hiện để giới thiệu cho Agency.

Khóa học “How to be an Art Director”: giúp bổ sung não trái về tư duy: kiến thức Mar-Com, advertising, strategic, planning, creative brief, consumer insight, critical thinking… cho những người làm sáng tạo vốn thiên về não phải. Bên cạnh đó là tư duy não phải với các bài học về concept, idea, art direction, layout, visual

Vậy tóm lại: Tay ngang hoặc là Photographer, đều có thể trở thành Art Director tuỳ vào mỗi lĩnh vực họ theo đuổi, và trong mỗi lĩnh vực phải hội đủ 2 yếu tố chuyên môn.

  1. Chuyên môn về não phải: sự sáng tạo, ý tưởng, Art Direction của từng lĩnh vực.
  2. Chuyên môn về não trái: sự hiểu về Strategic Thinking, Critical Thinking, Mar-Com…

Để hiểu về Art Director nói chung trong ngành Mar-Com, bạn hãy xem thêm bài viết này nhé: https://dev.zig.red/bold2024/p/how-to-be-an-art-director.3

Zalo
Tin nhắn
Điện thoại
Tin nhắn
Điện thoại
Zalo