Có nhiều ý kiến cho rằng Copywriter và Content Writer đều là một, và gom chung lại luôn là Writer. Chữ Writer nếu để gom chung 2 con người trên thì chưa chuẩn về ý nghĩa, vì Writer theo từ điển là để chỉ chung về người viết chữ/làm công việc liên quan đến chữ nghĩa, viết: hoặc nhà văn, tác giả, người soạn thảo, thư ký, người dạy viết v.v… Nên Writer là người viết nói chung, nhưng viết cái gì thì sẽ có từ cụ thể để chỉ phạm vi công việc như Screenwriter, Scriptwriter, Copywriter, Content Writer v.vv.. từ cơ sở đó để xác định tính chất, phạm vi công việc. Ngoài ra Writer thường được hiểu là nhà văn, mà phạm vi công việc của 2 bạn Content Writer và Copywriter lại không phải như phạm vi công việc của nhà văn, vì họ không viết ra tác phẩm văn học (dù ngắn hay dài). Nhà văn thì định nghĩa thế nào ai cũng biết rồi, nên có thể thấy khác hoàn toàn với 2 vị trí còn lại.
Về cơ bản hay chuyên sâu, hai người Copywriter và Content Writer là khác nhau, từ đó dẫn đến phạm vi công việc khác nhau, tuy 1 người hoàn toàn có thể đảm nhiệm được 2 vị trí, nhưng mỗi vị trí sẽ khác nhau, và vì phạm vi công việc, tính chất, yêu cầu, độ khó, dễ khác nhau nên cách làm bài, cách tính tiền (nếu đi đánh freelance sẽ khác nhau) như sau:
🖋 Copywriter:
🌱 Copywriter là người “bán hàng” cho một sản phẩm cụ thể, một dịch vụ cụ thể, hoặc quảng bá cho một thương hiệu bằng câu chữ và câu chuyện dựa trên yêu cầu/brief từ khách hàng. Họ sẽ thuyết phục bạn mua hàng của thương hiệu họ đang làm truyền thông với rất nhiều lý do, từ cảm tính cho tới rất lý tính dựa trên tâm lý của đối tượng tiêu dùng/consumer insight hoặc product insight.
🌱 Copywriter viết ra các câu Slogan cho thương hiệu, hoặc các câu tagline cho campaign, cùng với team Art nghĩ ra các ý tưởng quảng cáo lớn cho cả chiến dịch.
🌱 Câu chữ là viết cho các trang website của công ty hoặc thương hiệu.Từ các bảng quảng cáo ngoài trời cho đến trong nhà, trên báo điện tử hoặc báo tờ, hay những vật phẩm quảng cáo khác như tờ rơi, brochure..v..v.
🌱 Câu chuyện là các kịch bản phim quảng cáo, quảng cáo radio, trong đó có lời thoại nhân vật, lời giới thiệu về sản phẩm và câu tagline hoặc slogan mỗi cuối mẫu quảng cáo.
🌱 Câu từ của Copywriter viết thường yêu cầu phải ngắn, súc tích, dễ nhớ nhưng phải khó quên. Có những câu copy đã đi vào lịch sử như “Nâng niu bàn chân Việt” hay một câu khẩu hiệu trở thành trend sau mỗi campaign như “Sống là không chờ đợi”..v.v.
🌱 Tất cả những câu từ và câu chuyện mà Copywriter viết đều có chiến lược và lý luận/rationale phía sau, đều phải dựa vào cá tính của mỗi thương hiệu và tâm lý người tiêu dùng mà truyền thông điệp đến nhóm đối tượng cụ thể.
🌱 Từ đó, ta sẽ thấy rằng Copywriter/ Content Writer sẽ không có văn phong cá nhân, khác với nhà văn, nhà báo vv. Văn phong của Copywriter đều dựa vào cá tính của thương hiệu.
✒ Content writer thì sao:
🌿 Công việc của một Content Writer cũng tương tự như Copywriter, nhưng là trên nền tảng Digital Content Marketing. Nếu trước đây có Above the line, Below the line thì bây giờ chúng ta có thêm OTL/On the line, tức là online. Mọi người có FB có để ý rằng, mỗi người đều là Content Writer cho chính trang FB của mình không? Bản thân mình cũng là một thương hiệu mà. Có điều thương hiệu này có thể sử dụng các thương hiệu khác để tạo nên thương hiệu của mình thôi. Ví dụ chị A thích xài túi LV, ăn sushi và có cái body rất chi là sexy. Chị A luôn có văn phong của riêng mình trong mỗi post của chỉ, có thể nói, từ khi có mạng xã hội thì khả năng viết của mỗi người đều cải thiện hơn hẳn. Tuy nhiên, Content Writer cho thương hiệu thì là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn không được mang văn phong của mình vào từng thương hiệu, mà phải viết theo cá tính của thương hiệu đó. Tất cả các content về brand đều phải dựa vào brief từ khách hàng chứ không phải mình muốn post gì thì post như trang cá nhân được.
🌿 Nếu nói Copywriter đếm chữ tính tiền thì Content Writer đếm post tính tiền. Ngày nay, Content Writer không chỉ có viết Content mà còn phải làm luôn cả nội dung cho clip, viết copy cho banner, viết các bài PR, thậm chí còn làm luôn cả content strategy. Vai trò của Content Writer ở các công ty Digital Marketing là rất lớn, họ sẽ nghĩ về cả mạch ý tưởng trên nhiều nền tảng kênh digital để sáng tạo nội dung chủ đạo, sau đó sẽ triển khai đến các kênh nhỏ trong hệ thống IMC, chứ không đơn giản chỉ là viết vài cái post facebook, vài dòng caption mà thôi. Từ đó họ sẽ bắt buộc hiểu về Mar – Com, chiến lược, tư duy quảng cáo diện rộng, và concept, idea, định hướng truyền thông.
♦️ Nói tóm lại, Copywriter/Content Writer là một người thuyết phục, hoặc có khi là “tẩy não” người mua hàng bằng những câu chữ và câu chuyện ấn tượng, đôi khi gây thương gây nhớ. Nhưng nếu chỉ gọi họ chung chung là Writer thì hơi bị thu hẹp tính chuyên môn của họ, họ có cả một quá trình để làm việc, và chuyên môn hoá cụ thể, công việc họ làm ra đều được đóng góp vào Mar – Com giúp quảng cáo, truyền thông.
(Bài viết được dẫn ra từ bài của chị Trúc Yên, Copywriter, Creative Director, Giảng viên lớp Creative Copywriting tại Bold Creative Lab).