Từ câu hỏi inbox gửi về cho mục “Ask Bold anything” admin trường Bold gửi qua và B biên ra câu trả lời, mấy cái này nó sẽ hơi dài, và B dựa vào kinh nghiệm đi làm của mình với cấp dưới là content manager, nên B sẽ chi tiết ra cho các em đang theo nghiệp này rõ cái nghề mình đang làm, bài viết dựa vào kinh nghiệm của B nên có thể đúng, hoặc sai với góc nhìn của người khác.
Vấn đề: em đi làm 4 năm, bị sếp giao lead cái team content, đôi khi em không biết mình có đang làm đúng vị trí ko? Vì em kiểu làm lâu rồi cty đưa lên để em quản, chứ em cũng không có đi học để làm sao để đúng với vị trí công việc của Content Manager.
Câu trả lời của anh B nhé:
Content Manager là một vị trí lãnh đạo nhóm/ team content (kiêm luôn designer) để giám sát việc sáng tạo, phát triển và phân bổ nội dung trên các nền tảng quảng cáo, nhiều kênh (channel) khác nhau. Content Manager phải chịu trách nhiệm để chắc chắn tất cả nội dung đều hấp dẫn, giàu thông tin và phù hợp với mục tiêu và mục đích của dự án đó, angle đó, đúng ý tưởng lớn (big idea/ central idea) đề ra.
Trách nhiệm chính là:
Content strategy: Lên chiến lược nội dung (content strategy): Để từ đó phát triển và thực hiện chiến lược nội dung hỗ trợ các mục tiêu marketing, communication, quảng cáo của dự án đó.
Creative Content: Tự bản thân phải biết cách sáng tạo content umbrella (big idea) đó là chuyên môn, và sau đó là kỹ năng brief, direct sáng tạo team để tạo ra nhiều loại nội dung khác nhau như bài viết, bài đăng trên blog, cập nhật trên mạng xã hội, video, work với designer để hướng dẫn nó làm hình cho bài content của mình, v.v.
Content management: Quản lý và Biên tập nội dung: Rà soát, biên tập nội dung để đảm bảo tính chính xác, mạch lạc, thống nhất về giọng điệu/văn phong, sửa lỗi ngữ pháp/chính tả.
SEO: Tối ưu hóa nội dung cho các công cụ tìm kiếm để cải thiện khả năng hiển thị và thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền vào trang web.
Roadmap content: phải phân bổ và dàn nội dung theo hình thức roadmap. Nghĩa là từ cái central idea kia, thì khi chẻ bài đi xuống đa kênh, thì phải biết lập kế hoạch và thực hiện chiến lược phân bổ content trên các kênh khác nhau như trang web, nền tảng truyền thông xã hội, bản tin email. Để biết ma trận content đó, cái nào trước, cái nào sau, cái nào đánh dàn trải cái nào đánh climax, cái nào đánh bộ đội, cái nào đánh du kích, cái nào đánh chốt đơn v.v…
Supervision: Theo dõi phân tích: Giám sát các chỉ số hiệu suất chính (KPI) liên quan đến hiệu suất nội dung, chẳng hạn như số liệu tương tác (lượt thích/bình luận/chia sẻ), tỷ lệ chuyển đổi ra lead có đạt ko? Không thì đổi content liền.
Collaboration: Content manager phải biết teamwork hoặc hợp tác với các content writer khác, designer, photographer, editor, quay phim, để cùng tạo ra nội dung chất lượng cao một cách nhất quán.
Các kỹ năng để tiếp tục làm Content Manager là:
Mind writing skill: Tức là có khả năng viết trong não, tức là khả năng flow ra một bài từ trong tâm trí, từ tiêu đề, intro, 4 hay 5 đoạn body và kết, nếu có học Toefl thì sẽ rất tốt cho kỹ năng này vì khả năng hệ thống cấu trúc bài. Cái này có thể làm khi lái xe, gym, ải đía, xong rồi thì rảnh là ngồi xuống viết, thì rất nhanh.
Hands writing skill: Tức là ngành hàng gì cũng viết được, dù là nữ nhưng viết nhôm sắt thép được, dù là nam nhưng Kotex, Dạ Hương viết hay không thua kém ai. Tức là thương hiệu nào qua tay, mình cũng vặt lông được hết.
Soul writing skill: Tức là dù mình trẻ nhưng đối tượng nào mình cũng nghe được tiếng lòng, tự mày mò, giả lập insight của họ để viết ngon lành cành đào.
Data analysis: Khả năng phân tích dữ liệu, giải thích các số liệu xác định xu hướng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, từ đó đưa ra hoặc thay đổi liền các chiến lược/nội dung phù hợp trong quá trình chạy dự án ngay và luôn.
Management: cái này mới khó, vì một dự án sẽ có rất nhiều member tham gia, làm sao để điều phối nhiệm vụ của cả từng ấy con người, và phải đáp ứng deadline, quản lý nguồn lực một cách hiệu quả. Đôi khi giữa đường có biến, thì làm sao để đưa ra phương án, đó mới là manager.
Communication: làm manager thì giáo tiếp mềm, giao tiếp email giao tiếp qua tin nhắn, đều phải có nghệ thuật. Để giao task, brief task, feedback, ra deadline, đôi khi áp lực và mệt mỏi vì trên manager có sếp, dưới là lính, manager ở giữa cũng mệt lắm. Vậy làm sao dùng lời nói xuất sắc, mềm nắn rắn buông, làm mạnh lên khả năng của team, để cả nhóm cùng cộng tác với khác nhau, các bên liên quan để cùng nhau về đích.
Tóm cái quần boxer brief lại là, người Content Manager thành công đóng một vai trò không thể thiếu trong việc quản lý chuyên môn và quản lý đội ngũ, để cái team đó phải luôn có kỹ năng, năng lực, trình độ để luôn sáng tạo và deliver ra các nội dung hấp dẫn, tạo ra trải nghiệm hấp dẫn thúc đẩy hành động của khán giả nhằm đạt được mục tiêu truyền thông quảng cáo, qua đó cải thiện hoặc lan toả hình ảnh thương hiệu. Và trên hết hãy coi việc làm Manager là cột mốc, một dấu ấn trong hành trình career path của mình, hoặc hơn thế là một di sản của mình để lại cho nơi nào mình nắm giữ vị trí đó, làm sao để mình có lên ghế cao hơn, hoặc rời cty thì họ cảm thấy quý, tiếc cái di sản mình để lại và đem ra làm quy chuẩn cho team ở lại, hoặc bench mark cho người sau.
Credit: Leo Phan