Hành trang Be Bold

Art director & TVC shooting

boldcreativelab . 22/07/2022

Một trong những công việc yêu thích nhất của Art Director là đi shoot TVC. Sau khi những ý tưởng được thể hiện trên Storyboard hoàn tất, sau những vòng chỉnh sửa tới lui thì final approval cũng xong. Lúc này Art Director sẽ cùng với Agency Producer để brief cho các đơn vị Production House.

Vậy bước đầu tiên của công việc TVC production là Art Director cùng với Copywriter, hoặc đôi khi Art Director sẽ một mình viết bản production brief. Vậy production brief là gì? Trong lớp Art Director của Bold Creataive Training Lab có dạy chi tiết, thì đó là một bản mô tả toàn bộ công việc của chiếc TVC sẽ cần cho những ai đó liên quan.

Từ những thông tin cơ bản như:

1. Thông tin về dự án & mục tiêu dự án

2. Khán giả

3. Thông điệp chính mà TVC muốn truyền tải

4. Yêu cầu về diễn viên

5. Video/ Film/ TVC này sẽ được air ở đâu (channel, media)

6. Mood & Tone

7. Style của đạo diễn

8. Các refs về Style Film/ Color/ Visual/ Props / CGI / Music / SFX, VFX / Typo / Lighting

9. Các yếu tố bắt buộc phải theo (Brand guideline, Rules, Logo)

10. Timeline

11. Ngân sách (này quan trọng nha, ngân sách nhiều, ngân sách ít phải biết rõ để biết đường lên idea, lên cái production brief, biết đường chọn/ mời production house cộng tác. Nhiều cái job ngân sách ít, mà thích hít dầu thơm eau de parfum thì khó lắm, hít dầu gió đi nha.

Sau đó các team production house sẽ gửi lại bảng báo giá, trong đó sẽ có các thiết bị máy quay, lighting, đạo cụ, đạo diễn treatment, DOP (Đạo diễn hình ảnh), nhà post nào sẽ làm hậu kỳ, offline, online v.v.. vậy Art sẽ chú ý cái gì trong những chi tiết này:

1. Thiết bị, tại sao phải dùng đến máy quay đó, lý do? Dàn lighiting đó? Vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng film, đến giá cả.

2. Tại sao phải đi với nhà post này, CGI (hiệu ứng) có gì mà mắc dữ vậy? Tuy nhiên có vai trò của producer sẽ giúp Art deal giá, nhưng Art cần nắm một chút về kỹ thuật, giá cả.

3. Quan trọng nhất là phải biết đánh giá Director treatment (Kế hoạch xử lý của đạo diễn), phải biết đọc và xem bản treatment của từng đạo diễn, và so sánh các đạo diễn với nhau để tìm ra bản treatment tốt nhất. Vậy muốn có bản treatment tốt nhất thì tiêu chí đánh giá ra sao?

A. Nội dung: toàn bộ thông điệp, nội dung, flow của Idea trong STB có được chuyên chở đúng, đủ?

B. Sáng tạo: với cương vị là film maker, storyteller, thì đạo diễn có thay / giúp được cho creative team để kể câu chuyện từ bản giấy STB lên bản film, nếu đỉnh cao là bản film có hơi hướng art, nghệ thuật, hoặc một chút điện ảnh, dù đó là TVC mang màu sắc thị trường.

C. Thông điệp được kể ra sao? brand role/ product được treament ra sao? Director khai thác angle nào để giúp creative đẩy cao vai trò brand / product role.

D. Treament: đạo diễn có dùng những thủ pháp của người làm film, để dụng công các kỹ thuật như, về flow thì có: opening, build up, climax, landing, twist và ending. Các kỹ thuật chuyển cảnh thì có transition, fade in – fade out, các kỹ thuật camera movement để có các cảnh quay mượt, êm như từ các kỹ thuật robber band, dolly zoom hoặc pha hành động 1 tí thì có crash zoom. Về vấn đề camera movement để tạo hiệu ứng khuôn hình, xây dựng cảm xúc thì có rất nhiều kỹ thuật/ kiểu camera movement nào sẽ nhằm cho người xem những gì sẽ được trình chiếu để chuyển tải nội dung. Để high light câu chuyện thì có các góc nhìn của camera angle, và đạo diễn sẽ đưa nó vào, kỹ thuật nào, movement của camera ra sao để tuy là TVC thương mại nhưng có chất cinematic (chất điện ảnh). Từng khuôn hình (framing), ánh sáng, đường đi của camera sẽ được DOP lên kế hoạch, Cameraman thực hiện, và Art phải nắm để xem tất cả sẽ được Director chuẩn bị, chỉ đạo để đưa vô thực hiện, có chuyên chở ý đồ idea mà team creative đã xây dựng? Art phải biết đường mà trao đổi với Director, DOP, khi thấy cách làm đó không đúng, không tốt, hoặc xa cái idea của mình tạo ra.

E. Các hiệu ứng khác sẽ có đính kèm trong bản treatment như 3D ref, CGI, VFX (visual efects)

F. Music cũng sẽ được Director đưa vào để để giúp Director khi làm treament, tạo hiệu ứng âm thanh cho chúng ta dễ hình dung, hiểu được câu chuyện mà Director muốn xây dựng.

4. Xin viết thêm, viết riêng về Film Director Treatment, các bạn art đọc để mai mốt biết đường làm việc với đạo diễn nha:

A.Ngôn ngữ điện ảnh:

Ngôn ngữ điện ảnh là cái gì? Là cái mà trong agency story board không có được, vì đó là storyboard, nên mới cần vai trò của đạo diễn film, để đẩy từ cái board 15 frame (hoặc hơn) trên giấy mỏng dính đó thành câu chuyện.

Ngôn ngữ điện ảnh cũng gọi là storytelling. Storytelling là cái gì vậy? ví dụ 1 cái cho bà con hiểu nè: cảnh cô gái trong film Trà Hoa Nữ, bị ông chồng nhân tình hờ tát 1 cái như trời giáng, tống cổ ra đường, bên ngoài mưa giăng sấm sét đùng đùng (ai thêm yếu tố mưa sấm chớp vô? producer chắc? hay AD – assitant director?) sau đó cảnh cô gái lầm lũi, thất thểu bước đi xiêu vẹo (vì sao phải bước đi xiêu vẹo? bước diễn này ai chỉ đạo cho cổ diễn, ý nghĩa của nét diễn này là gì? Storyboard sẽ / hoặc không có vẽ cái bước diễn này, vai trò của film director chính là ở đây). Chưa hết, climax (cao trào) là thuật ngữ mà film director phải luôn chú ý vào trong mỗi trường đoạn, để đẩy cao trào vào đâu, để chốt hạ trường đoạn đó, làm bật lên thông điệp riêng của cái trường đoạn đó, để gắn vô bố cục film tổng thể. Climax của đoạn cô gái bước đi là để build up, rồi lia cú máy shift focus vào gần dưới chân cô gái, nơi đó có 1 cành hoa hồng, tự bao giờ nằm lăn lóc ở đó, rồi chiếc xe đi qua cán lên cành hoa hồng… thêm chiếc xe khác cán lên nữa, lại 1 chiếc nữa cán lên nữa (ủa quảng cáo xe hơi hả) camera back về cô gái đi xiêu vẹo, mưa gió dùi vập, (khúc này là edit bản dựng film làm, edit sao cho mượt mới đc trả lương nha, nên mới có giải Oscar cho khâu dựng) lại back về cành hoa hồng bị xe cán.. ủa rảnh quá cán quài vậy?Không, cảnh đó là metaphor đó. Metaphor là cái gì?! Google đi! Thân phận phụ nữ, gai góc, kiêu sa như cành hồng Ecuador, nhưng khi hết giá trị sử dụng, thì cũng bị vùi dập, vất đi mà thôi – end climax khi tiền cảnh là cành hồng tơi tả, hậu cảnh là cô gái nhỏ dần, mờ dần chìm vào màn mưa (khán giả sẽ rớt nước mắt ở đây nè). (Không tranh cãi cảnh này là quá kỳ thị hay chà đạp phụ nữ, vì đó chỉ là 1 trường đoạn của 1 phân cảnh, cần xem tổng thể để kết tội đạo diễn cũng chưa muộn)

Nếu chưa hiểu ngôn ngữ điện ảnh là gì? Thì xem lại phim Chí Phèo, phân cảnh Mr.Phèo xỉn đi bộ từ cổng vào nhà, vừa đi vừa kêu Nở đâu, Nở đâu… khúc đó đạo diễn cho handy cam đi theo diễn viên, bắt cú máy cà giựt, cà giựt, khung hình khi lên frame sẽ rung chuyển theo nhịp chân xỉn rượu của Phèo, chi vậy? nghèo quá ko có tiền thuê dolly hay gì? à không – ta say trời đất cũng say – là ý tứ của đạo diễn, để telling cái xỉn của Chí Phèo trong story của film về nhân vật này.

Nếu chưa hiểu nữa, thì coi lại cái film này, vì sao câu chuyện kể lùi (backward), vì sao cảnh ca sĩ Elton John hát live trên sân khấu (giây 0:46) máy quay bị giật, rung như uống thuốc lắc? thưa, đạo diễn cố tình dùng handheld đó ạ, khúc đó là kể về lịch sử của Elton John là hát live trên sân Liverpool và để bắt cảnh này thường làm liveshow và chiếu trực tiếp tại khán đài là dùng handheld để khán giả cảm nhận được sự trực tiếp đi ra sân khấu của ca sĩ từ cánh gà, tăng hưng phấn. Nhưng tại sao trong film có cảnh hát live tại Liverpool, nếu ai coi film lịch sử về nhóm nhạc Queen sẽ hiểu, trình diễn live tại sân Liverpool là sự vinh dự, đỉnh cao trong đời làm nghệ sĩ bên UK. Cú máy này, kỹ thuật sau này có Victoria’s secrest cũng đã làm tương tự khi các bé model thiên thần đi ra từ hậu trường tiến tới sân khấu trình diễn, khỏi nói đám đông bên ngoài la hét như nào. Xem clip.>

B. Establishing shot

Vai trò của đạo diễn là dựng cái film từ cái board, mà cái film để quảng cáo sản phẩm, hay quảng cáo cái gì thì đó cũng là film quảng cáo, dù làm brand, product, CSR thì đều là cái film mà agency đã làm xong cái board. Vậy key frame là frame nào? Vai trò của keyframe là gì? Director phải làm rõ, và dùng thủ pháp điện ảnh/ không được dùng thủ pháp film truyền hình nha. Hai cái này khác nhau. Film truyền hình nó lê thê dài nhiều tập, bỏ đi tắm ra cũng hiểu cảnh vừa bị missed đó là gì? Rồi cái phim “Cô dâu 8 tuổi” đó tắt ti vi đi Sơn Đoòng thì tuần sau về cũng hiểu. Nhưng TVC cũng như film điện ảnh (nói không lố đâu) nó nhanh lắm, nó cần chắt chiu, và cần rõ, mạnh, cụ thể, nhân rõ ràng. Vậy trong TVC quảng cáo sản phẩm, key frame đó, nội dung là nhấn cái gì thì trong storyboard nó làm rồi, mình thân làm đạo diễn phải dựng nó lên thành cái establishing shot để phim ảnh nó lên, để storytelling về cái sản phẩm, là cái shot chủ đạo ăn tiền, để climax, dẫn vô để đẩy cái board của agency lên, giúp làm rõ key message của film.

C. Ambition

Làm director TVC, là cùng với agency đi làm quảng cáo cho client thông qua phim ảnh đó. Vậy để agency chọn mình chứ không chọn mấy director kia trong cuộc Pitching, thì mình phải có POV (point of view) của mình qua cái film đó.

Ambition, POV, là thể hiện cái chất, cái nghệ, cái art, cái tôi, cái tài của đạo diễn qua việc ứng dụng mấy cái đó, vào công việc xử lý cái project đó như thế nào, làm ra được sự khác nhau, tạo dấu ấn, ra cái gout, cái style của mình nếu được chọn làm đạo diễn cho cái film đó thì mình sẽ worldclass nó (mình sẽ mang đến đỉnh cao, đẳng cấp thế giới cho film này ra sao?), hay uniquenes (mình sẽ làm cho nó độc đáo ra sao?) với điều kiện, thông điệp, objective của film mình vẫn giữ, chỉ có điều làm cho nó best lên mà thôi.

5. Sau khi đi shoot về là sẽ làm offline, là bản dựng lên film sau khi shoot, ở bước này sẽ là xem mạch chuyện (flow) từ cái cột mốc Storyboard, đi shoot sẽ có nhiều take cho từng frame từ cái board, vậy mình sẽ coi mạch phim có trôi chảy, storytelling của phim ra sao? Vì đó là bản dựng nháp nên mọi cái về kỹ xảo, CGI, color, retouch, hiệu ứng mình tính sau nha. Tập trung và mạch chuyện, với các take tốt nhất về khung hình, ánh sáng (draw), diễn xuất diễn viên.

6. Bước kế tiếp là online, là sau khi cái offline được duyệt (khúc này là sẽ ăn mừng nha, vì nhiều cái offline khó, phim khó làm offline mấy bận mới được client duyệt) ở bước online này, những cái gì ghi trên offline mà chưa làm, thì sẽ làm hết ở bước này. Art Director sẽ là người đi theo giám sát, feedback, đưa ra hướng, và có khi sẽ thay mặt CD đẻ duyệt. Art Director sẽ nhận xét về màu, graphic, music, cùng với account, làm việc với client.

7. Bước kế tiếp là final mix, là sau khi hoàn toàn xong online rồi, final mix là gắn nhạc vô, gắn hiệu ứng âm thanh (SFX), lời bình quảng cáo (voice over), và mix sao cho hài hoà, tiếng nhạc không át tiếng nói, hiệu ứng âm thanh vô đúng chỗ. Xong bước này là master release (xuất file)

Video:

Zalo
Tin nhắn
Điện thoại
Tin nhắn
Điện thoại
Zalo