Hành trang Be Bold

Anh Leo Phan: ‘Mình trở thành giám đốc nghệ thuật nhờ sáng tạo ý tưởng có câu chuyện mới lạ’

boldcreativelab . 21/09/2022

Anh Leo Phan (biệt danh anh Bưởi): ‘Mình từ nhân viên thiết kế quảng cáo trở thành giám đốc nghệ thuật nhờ sáng tạo ý tưởng có câu chuyện mới lạ’

Anh Leo Phan với cái tên ‘anh Bưởi’ mà mọi người hay thường gọi, anh có vẻ ngoài khá đơn giản, chân thành tạo cho người đối diện một cảm giác thân thuộc khi trò chuyện. Bên trong một người đơn giản đấy có rất nhiều câu chuyện, trải nghiệm. Từng tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành communication design (thiết kế truyền thông) trường Academy of Art University bang California, USA. 

Sau khi ra trường, anh về nước, quay lại làm việc trong ngành quảng cáo và có cho mình hơn 20 năm kinh nghiệm, hơn 10 năm ở vai trò creative director (giám đốc sáng tạo) tại Dentsu, Golden, Climax, Saatchi Saatchi, TBWA, Isobar, Chusenko. Gần đây, anh Phan Bình thành lập trường Bold Creative Training Lab. Anh cũng thường xuyên tham gia các hoạt động giảng dạy bên ngoài như thỉnh giảng hoặc khách mời tại các trường đại học Kiến Trúc, FTU, RMIT, FPT, Arena, Đại Học Quốc Dân Hà nội, UEH.

Anh Leo Phan – Nhà sáng lập BOLD CREATIVE TRAINING LAB

“Mình hay chia sẻ về kiến thức chuyên môn về thiết kế đồ họa trong quảng cáo, ý tưởng sáng tạo và gần đây là nhiều lớp về thiết kế quảng cáo, mang những trải nghiệm của bản thân đến với mọi người thông qua các workshop, khóa học tại trường Bold Creative Training Lab và kênh youtube của trường. Việc trở thành giám đốc sáng tạo như hiện tại là một nỗ lực không ngừng thay đổi và đặc biệt là chất ý tưởng sáng tạo nó chảy trong con người mình nhờ việc rèn luyện mỗi ngày” – Anh Bưởi chia sẻ!

Trở thành giám đốc nghệ thuật sau 9 tháng nhờ việc kể câu chuyện ‘dầu gội’

Người làm về thiết kế – bản thân thuộc nhóm người sáng tạo, họ yêu thích những thứ sáng tạo, mang lại ý tưởng, giải pháp tốt từ kỹ năng thiết kế, họ bắt đầu chơi với những bố cục, màu sắc, nguyên lý thị giác, nhịp điệu thiết kế.. 

Người làm giám đốc nghệ thuật trong quảng cáo phải có não phải chuyên môn về sáng tạo, ý tưởng và chỉ đạo nghệ thuật, đưa ra những định hướng cho nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi công việc của họ như thiết kế bối cảnh, buổi quay dựng TVC, chụp hình và đưa ra những ra những góp ý xuyên suốt quá trình làm chiến dịch quảng cáo đó. Bên cạnh đó, não trái của giám đốc nghệ thuật phải chuyên môn về tư duy chiến lược, phản biện, đào sâu tâm lý người tiêu dùng, hiểu các mục tiêu truyền thông, nghệ thuật thuyết phục người nghe, nhìn qua ý tưởng của mình. Giữa 2 vị trí có sự liên kết với nhau, bạn muốn trở thành giám đốc nghệ thuật (​​art director) thì phải bắt đầu từ người thực hành, luyện tập nhiều về thiết kế (designer).

Anh Bưởi đã bắt đầu từ người làm về thiết kế đồ hoạ và bước chân vào lĩnh vực quảng cáo. Từ những gì đã học tại trường, khi đi làm công ty, anh định vị mình với sự ‘khác biệt’ khi đưa ra ý tưởng quảng bá sản phẩm. Không theo lối mòn cũ, anh thử làm ra những ý tưởng khiến khách hàng và cả người tiêu dùng phải tò mò, hiếu kỳ. 

Trước khi thực hiện thiết kế, anh sẽ nhận được một bản creative brief – bản yêu cầu cần thực hiện sáng tạo từ planner (người lập kế hoạch truyền thông), anh tìm hiểu thông tin được cung cấp trong bản brief đó, và đặc biệt tìm hiểu kỹ  về sản phẩm, công dụng, giá trị cảm tính… và phải hiểu thêm cảm nhận của người sử dụng sản phẩm đó để ứng dụng những kỹ năng làm thiết kế phù hợp.

“Mình suy nghĩ rất nhiều về các ý tưởng, mình đã quyết định không chọn cách an toàn để làm, quyết tâm thực hiện những ý tưởng mà tuổi trẻ cho phép một cách táo bạo, mới mẻ và độc đáo. Mình còn nhớ về việc thiết kế mẫu quảng cáo cho thương hiệu dầu gội, sếp mình chỉ cần những bản thiết kế adapt (tạm dịch: có sẵn layout từ khách hàng, nhà thiết kế chỉ cần làm ra hàng loạt bố cục đủ kích cỡ theo mẫu thiết kế đó) treo ở siêu thị. Mình thì thích kể câu chuyện sáng tạo hơn nên đã quyết định ‘cãi sếp’ để làm câu chuyện dẫn dắt người tiêu dùng ở khu siêu thị. Lúc đó trong đầu mình chỉ làm sao dẫn dắt người đi siêu thị từ lúc gửi xe để vào đến đúng cái kệ có sản phẩm. 

Mình còn nhớ câu chuyện thiết kế: Tờ áp phích đầu tiên, mình gợi mở người tiêu dùng bằng chơi chữ (typography) gây tò mò, tờ thứ hai mình hé mở một ít về phần hình ảnh thị giác. Càng về sau cuối, tính diễn hoạt câu chuyện càng đẩy lên cao. Mình đã thành công về mặt ý tưởng dù đó là ý tưởng cho trade marketing (tạm dịch: chuỗi các hoạt động tiếp thị), sau này thì mình mới hiểu rõ đó là BTL (below the line: hình thức quảng bá trực tiếp tới đối tượng cụ thể). Dự án này được khách hàng mua ngay khi phần trình bày kết thúc, sếp cũng tin tưởng mình và giao cho mình nhiều dự án sau đó.” – Anh nhớ lại.

Sau giai đoạn làm việc ở các công ty quảng cáo local, anh chuyển sang làm ở công ty global để thử sức, sau 9 tháng làm việc miệt mài trong vai trò thiết kế, điều trùng hợp rằng anh trở thành giám đốc nghệ thuật cũng chính nhờ ý tưởng quảng cáo thương hiệu dầu gội. 

Nhưng lần này là khác, nếu lần trước là dầu gội cho tiếp thị BTL (below the line) sản phẩm thì đây là một chiến dịch quảng cáo. “Thật sự thì mình đã phải mất nhiều ngày để tìm hiểu về việc làm chiến dịch quảng cáo ra sao để thấu hiểu được người dùng, may thay mình nhận ra các bạn nữ có thói quen vuốt tóc thay vì sử dụng lược, vậy là mình lên ý tưởng, sketch (tạm dịch: phác thảo) bản vẽ thiết kế và mình đặt luôn concept với câu tagline (tạm dịch: câu nói ngắn gọn gắn liền với chiến dịch quảng cáo) là ‘Sau 7 lần gội, chỉ vuốt là thẳng’ bởi vì mình tìm hiểu kỹ về công dụng của sản phẩm và thói quen của người dùng. Sự thành công ngoài mong đợi, mình trở thành giám đốc nghệ thuật từ sau dự án đó, anh phó tổng giám đốc đánh giá rất cao sự sáng tạo của mình cũng như là triển khai loạt ý tưởng phụ trong chiến dịch đó.” –  Anh Bưởi kể thêm.

Để trở thành giám đốc nghệ thuật, theo anh cần có những kỹ năng: tư duy nghệ thuật (thẩm mỹ, định hướng, thực thi), tư duy sáng tạo, chiến lược, kỹ năng thuyết trình và quản lý dự án. Bên cạnh đó, như anh Bưởi đã chia sẻ  ở môi trường thiết kế quảng cáo cũng phải làm quen, thực hành với: creative brief, campaign, concept & big idea, concept development, mind map, creative camp và connecting dots. Nên anh cho rằng, học thiết kế đồ họa không thì sẽ khó phát triển hết tố chất trong môi trường agency quảng cáo. Do đó các lớp học của anh tại BOLD chia sẻ ‘nhiều’ về những kiến thức về Thiết kế quảng cáo trong suốt quá trình học và anh từng nói chúng ở các video trên kênh Bold Creative Training Lab

Có những khoảng thời gian khó khăn của anh trong quá trình làm quảng cáo. Khó khăn nhất là việc lý do để chọn một ý tưởng khi bắt đầu trình bày với khách hàng. Những câu hỏi thắc mắc hiện ra trong đầu như: ý tưởng hay nhưng nó có lí lẽ đủ thuyết phục khách hàng không, có trả lời được mục tiêu marketing (mục tiêu tiếp thị), có trả lời được mục tiêu truyền thông (communication objective), có trả lời được cho người lập kế hoạch quảng cáo, truyền thông (planner), thông qua một campaign proposition (chiến dịch đưa ra định hướng truyền thông nhắm đến người tiêu dùng nhằm tiếp thị hiệu quả về sản phẩm, thương hiệu)? Tính độc đáo đã có hay chưa, việc xử lý theo định hướng này liệu có phù hợp, bắt mắt kể cả khách hàng và người tiêu dùng? Rất nhiều tư duy phản biện có để làm rõ vấn đề khi làm một chiến dịch quảng cáo. Nên việc anh mở ra lớp Thiết kế quảng cáo là muốn mang đến cho các bạn thích thiết kế để học và đi làm ở những agency quảng cáo.

Đam mê chia sẻ kiến thức, truyền cảm hứng đến giới trẻ: ‘Mình chỉ dạy thiết kế quảng cáo để đi làm quảng cáo’

Việc giảng dạy tại lớp, hoặc thông qua các video trên kênh youtube Bold Creative Training Lab của anh cũng làm cho nhiều bạn trẻ hứng thú, đặc biệt các bạn học thiết kế đồ hoạ ở các trường, vì họ tìm thấy các nội dung chuyên môn ngành quảng cáo bổ sung vào công việc thiết kế của họ. Ngoài youtube anh còn có kênh tiktok, trang Tiệm bán xẻng đều mang tính cộng đồng. Từ đó càng ngày được tin tưởng và nhiều lượt theo dõi đáng kể. Để mở rộng thêm từ những video gợi mở, anh mở ra thêm những khóa học tại trường Bold Creative Training Lab – cho các bạn yêu thích về quảng cáo hoặc thiết kế quảng cáo. Tình yêu của anh cho quảng cáo to lớn cùng những kinh nghiệm thực tế, nên anh mong muốn truyền cảm hứng, đặc biệt là kiến thức thực chiến đến với các bạn có niềm yêu thích quảng cáo. 

Những kiến thức chia sẻ trong lớp học hoàn toàn riêng biệt như cách anh làm quảng cáo cho các nhãn hàng. Sử dụng việc kết hợp lí thuyết với thực tế bằng những dẫn chứng thuyết phục qua quá trình đúc kết dài hạn từ học tập đến làm việc.

“Mình cùng các giảng viên có nhiều kinh nghiệm cùng biên soạn giáo trình khóa học: từ những kiến thức mình được học bên nước ngoài đến khoảng thời gian làm sếp  tại các phòng sáng tạo, và các tuần lễ làm workshop ở Nhật Bản, Singapore thuộc các tập đoàn. 

Cả đội ngủ có sự tinh chỉnh trong quá trình đưa ra tài liệu. Việc học tại BOLD, nêu cao tinh thần kiến thức phải chuẩn chỉnh, bài bản từ sách vở, các công cụ từ những tập đoàn lớn, đi với trải nghiệm thực tế, cùng với ‘thực hành’ và luôn theo dõi sát xao các học viên học tập như thế nào, để khi các bạn gặp rắc rối, các giáo viên sẽ vào gỡ gối liền ngay tại chỗ. 

Ngoài ra, mình giúp các bạn tìm dữ liệu và có góc nhìn riêng trong quá trình research (nghiên cứu) rồi để các bạn tự do. Quá trình sau đó, mình chỉ là người đi theo suốt quá trình đó, hướng  dẫn, gợi mở thêm..” –  Anh bày tỏ!

Khi hỏi về tư duy chiếc lược và sáng tạo, tại sao anh lại chú trọng chúng trong việc giảng dạy, anh chia sẻ thêm: “Sự logic và nghệ thuật sẽ được kết hợp, tạo ra một bản thể rất tuyệt vời, lấy nghệ thuật thuyết phục trên cơ sở của nghệ thuật”. Tại Bold Creative Training Lab: “Mình chỉ dạy tất cả về quảng cáo và đặc biệt với khoá học thiết kế quảng cáo cho người muốn học thiết kế đồ hoạ và muốn đi làm ở môi trường quảng cáo với những phương pháp / kiến thức mà mình nghĩ là ‘đặc biệt’ đến với các bạn học viên.

Mình tin rằng sẽ có nhiều bạn giống mình, đều tốt nghiệp khoa thiết kế đồ hoạ ra trường, rồi đi làm ở agency quảng cáo. Bản thân sau khi tốt nghiệp loại giỏi khoa Thiết kế đồ họa trường Đại học Kiến Trúc, mình rèn luyện 20 năm trời trong ngành quảng cáo, từ nhân viên thiết kế để lên sếp phòng sáng tạo trong rất nhiều công ty nổi tiếng thế giới, cùng với  kiến thức học thạc sĩ, tất cả đã cho mình nền tảng chuyên sâu về học thiết kế và làm sáng tạo trong quảng cáo nên mình thật sự hiểu. 

Khóa Thiết kế quảng cáo do đích thân mình chủ biên cùng với các bạn giáo viên cũng là người học thiết kế đồ hoạ ở các trường, cũng chinh chiến nhiều năm trong ngành quảng  cáo, để đều nhận ra sự quan trọng của môn học Thiết kế quảng cáo để học xong có thể tự tin bước chân vào agency quảng cáo. Cùng với sự nhiệt huyết, chân thành kết hợp với cái mình đã có, sẽ đưa đến thế hệ trẻ góc nhìn thú vị, tiết kiệm thời gian, và tiền bạc cho các bạn.”

Trong tương lai, anh Bưởi vẫn theo sự nghiệp giảng dạy, truyền cảm hứng đến các bạn trẻ, mục đích tạo ra phần nhìn nhận về nghề, “phải từ thích nghề – giỏi nghề – yêu nghề”, phần cũng muốn các bạn nghiêm túc lựa chọn hướng đi của mình. Quảng cáo hoặc thiết kế quảng cáo có khó đó, nó như vậy đó, bạn có đủ ‘tinh thần thép’ tham gia và đặt mục tiêu trở thành vị trí như giám đốc nghệ thuật hay cao hơn là giám đốc sáng tạo.. 

Lưu ý: Cảm ơn bạn độc giả của BOLD đã dành thời gian quý báu để chọn đọc / xem bài viết trong hàng nghìn tin tức / thông tin hàng ngày đang diễn ra. Thông tin chia sẻ và quan điểm này sẽ chỉ đúng trong thời điểm hiện tại. Tại một thời điểm khác, trải nghiệm của người viết cũng như nhân vật sẽ thay đổi. Rất vui một lần nữa được tạo ra bài viết này!

Zalo
Tin nhắn
Điện thoại
Tin nhắn
Điện thoại
Zalo