Nếu bạn vẫn thường bị bí từ, “tắc” idea rồi kết luận mình không hợp với sáng tạo thì hơi vội đó. Vì sự thật là sáng tạo là một quy trình, chứ không phải ngồi yên đợi idea tới. Điều bạn đang thiếu là “đồ chơi” sáng tạo. Vậy “đồ chơi” đó là gì?
📝 Chính là Mindmap! Làm thế nào mà mindmap có thể giúp chúng ta có ý tưởng? Cùng khám phá nhé!
Điều quan trọng khi dùng mindmap là phải viết bằng tay chứ không được dùng máy tính. Nên bạn cần chuẩn bị một số hành trang trước khi bước vào hành trình thai nghén ý tưởng nha. “Đồ nghề” của chúng ta gồm có:
- Một cuốn sổ không có dòng kẻ (dòng kẻ tạo một cái line làm mình gò bó, khó sáng tạo)
- Một cây viết chì.
Giờ thì cùng làm mindmap nào!
1. Đưa những từ khoá key trong brief vào sổ và suy nghĩ các từ khóa phụ liên quan
Đầu tiên, bạn cần đưa những từ khoá chính trong brief vào sổ và liên tưởng tới các từ khoá phụ liên quan.
Ví dụ:
Từ khoá chính: cảm xúc
Từ khóa phụ liên quan: thú vị, hào hứng, thân quen,….
Sau khi tìm hết các từ liên quan của từ thứ nhất, chúng ta tìm lặp lại quy trình tương tự cho các từ khoá tiếp theo.
2. Nghiên cứu
Bước thứ 2 là nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu xem đối thủ đang nói về điều gì, khách hàng đang có nhu cầu nào. Để từ đó rút ra kết luận về điều đối thủ chưa nói, khách hàng cần mà thương hiệu có thể giải quyết được.
Hãy highlight những “khoảng trống” ấy để tận dụng cho bước kế tiếp nha!
3. Liên kết điểm
Ở bước này, bạn sẽ được “chơi” với những con chữ: Cột từ khoá này với từ khoá kia để ra những “bản nháp” về cụm từ, câu mô tả về dịch vụ.
Ví dụ: Ở Xanh 9 vừa rẻ vừa tiết kiệm; ở Xanh 9 vừa sành điệu vừa an toàn, ở Xanh 9 không những sành điệu mà còn là nghệ thuật
Sau đó, chúng ta sẽ đưa ra 1 shortlist: nơi những ứng cử viên tiềm năng tỏa sáng.
4. Brainstorm
Bước cuối cùng là bão não để tạo ra câu ngắn gọn, xúc tích.
Hãy ghi nhớ câu thần chú “elevator pitch” – nói ý tưởng ngắn gọn trong 1 câu mà người ta vẫn hiểu.
Ví dụ: Ở Xanh 9 là thời trang và tiết kiệm
Hi vọng lần “bão não” sau, bạn sẽ có những idea thật đúng, thật trúng nha!