Ở nhà Agency, chuyện “lời qua tiếng lại” giữa content -er và designer là chuyện cơm bữa. Hai team này là nóng cốt của mọi chiến dịch và thường xuyên teamwork cùng nhau. Đau đầu thay, mỗi nhà một ý. Vậy, “ý” đó có từ đâu mà designer và content writer lại choảng nhau như vậy? Làm thế nào để mối quan hệ này “cơm lành canh ngọt” trước 7749 lần kèo lên kèo xuống? Trước nhất, xem thử suy nghĩ của 2 phe này thế này để cùng phân xử cho đúng đã nhé.
Góc nhìn nhà Copywriter: “ Content bật đèn chạy trước ô tô” – vừa chạy vừa thở oxy
Content luôn bật đèn chạy trước ô tô – vừa chạy vừa thở oxy, đây là quan điểm xưa này của nhà Copywriter. Copywriter phải thấu hiểu insight, lên idea, đến sáng tạo toàn bộ câu chuyện. Từ ý tưởng, câu chuyện và thông điệp của Copywriter, Designer sẽ nhận brief và thiết kế hình ảnh xuyên suốt, phù hợp với ý nghĩa và thông điệp câu chuyện Copywriter kể. Đây là một trong những cách làm được cho là tiết kiệm thời gian nhất. Nhưng với Copywriter, tất nhiên các bạn không thể bật idea như thở oxy được. Vì vậy, mà “sure kèo” là 2 nhà này thường xuyên choảng nhau vì brief lật kèo lên xuống. Chưa kể, cách nhìn của copywriter và designer dù chung team sáng tạo nhưng vẫn khác biệt nhất định. Một bên, nền tảng sáng tạo từ câu chữ, một bên lại theo lối tư duy hình ảnh. Ôi thiệt là đau đầu mà !
Hóng hớt góc khác ở nhà Designer: “Design đi trước thời thế tạo thiên tài”
Nhiều nhà sáng tạo khác lại quan điểm, design phải đi trước và đóng vai trò chính trong ý tưởng sáng tạo. Bởi thiết kế và hình ảnh trong thời đại nghe nhìn như hiện nay chính là xương sống. Nhưng khổ nỗi, nhà designer lâu nay quen với việc nhận brief (dù đôi khi hơi “xôi máu” tí vì gặp bánh tráng lật) thì việc tự tay lên ý tưởng và câu chuyện đối với team design trông cứ hơi sai sai.
Nhưng mà kinh nghiệm làm Agency, dù là non nớt của mình và nhiều bạn nữa thì thấy rằng: Không phải lúc nào Copywriter cũng là người lead nguyên cả campaign. Tương tự không phải là Designer thì không thể kể câu chuyện một cách liền mạch. Bằng chứng mình thấy rất là nhiều Designer có idea bật số tanh tách, câu chữ cũng bắn lia lịa… rất gì và này nọ!
Copywriter – Designer: “Kết hôn” và “Chung sống” thế nào để “cơm lành canh ngọt”?
Có được một định hướng truyền thông một cách rõ ràng:
Một chiến dịch lớn hay nhỏ đều cần một định hướng truyền thông rõ ràng. Thông điệp, nội dung, hình ảnh, màu sắc, giọng điệu (tone of voice) được xây dựng từ một định hướng truyền thông rõ ràng thống nhất. Định hướng truyền thông được xây dựng từ công thức 4C: Competitor, Consumer, Category, Company. Từ Big Idea sau quá trình brainstorm sẽ phân bổ thành các angle, nội dung trên từng nền tảng. Bởi vì thế, một định hướng truyền thông rõ ràng sẽ giúp cho cả content creator và designer không bị “nhập nhằng” và “xô xát” nhau lúc thực thi đấy!
Xây dựng khung chiến lược truyền thông rõ ràng
Tiếp theo đó, theo anh Leo Phan – Creative Director, người làm sáng tạo rất cần thiết phải xây dựng một bộ khung chiến lược cụ thể. Ban đầu là “Teasing” để thu hút sự tò mò của khách hàng. Tiếp đến là “Engaging” để kết nối được với khách hàng. Để khách hàng thực hiện hành động tham gia vào chiến dịch hoặc mua hàng, tiếp theo phải “Call to action”. Sau cùng, để một chiến dịch được lan tỏa đến với nhiều người hơn, bạn phải thực hiện “Amplify” cho chiến dịch đó.
Tạo dựng một nhịp điệu sáng tạo riêng cho chiến dịch
Như một bản nhạc, một lời ca, chiến dịch truyền thông cũng có một nhịp điệu riêng. Mình đã rất “wowww” khi nghe chia sẻ đến cụm từ “nhịp điệu sáng tạo”. Đấy là sự thống nhất trong phân bồ câu chữ và hình ảnh trong chiến dịch. Lúc nào dùng chữ, lúc nào dùng hình, lúc nào là video, challenge hay minigame tất cả đều phải được thống nhất. Đạt được sự hài hòa đó thì mối quan hệ giữa Copywriter và Art Director sẽ “cơm lành canh ngọt” tức thì à.
Sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp
Hiện nay, có rất nhiều nền tảng và phương tiện truyền thông mà người sáng tạo có thể tận dụng. Tuy nhiên, để sử dụng thành công và đạt được hiệu quả cao, người làm sáng tạo cần phải biết cách “đánh”. Nghĩa là, hiểu được insight của từng tệp khách hàng trên từng phương tiện đó để có thể triển khai chiến dịch thành công. Nắm đúng được cảm xúc, thói quen, hành động của khách hàng trên từng phương tiện truyền thông giúp chiến dịch của bạn đạt được độ lan tỏa hơn bao giờ hết.
Và sau cùng, hãy nhớ rằng: “Ý tưởng này là của chúng mình!”
Trong quá trình brainstorm ý tưởng, team copywriter và designer sẽ liên tục work cùng nhau. Mâu thuẫn là điều đương nhiên và thường xuyên xảy đến. Do cùng một gốc gác sáng tạo, nhưng cách nhìn từ mỗi góc độ của người trong nghề lại khác nhau. Hãy cùng nhau ngồi lại, đặt vị trí mình vào người đối diện (“Take yourself out of your shoes”) để có cái nhìn bao quát nhất nhé. Ghi nhớ, “ý tưởng này là của chúng mình”, thành quả của một chiến dịch đến từ sự thống nhất và hài hòa giữa 2 team.
Đấy, không chỉ là “làm bạn với hình làm tình với chữ”, Copywriter và Designer còn phải “kết hôn” và tập “chung sống” hòa bình với nhau để tạo nên những đứa con tinh thần tuyệt vời nha!