Trong môi trường Agency quảng cáo gồm BTL, ATL, IMC, Digital, tại phòng creative, có các bạn làm vị trí Designer, trong quá trình làm việc, kinh nghiệm, thâm niên bồi đắp dần theo thời gian sẽ được đề cử lên các vị trí cao hơn như S. Designer, Junior Art và sau đó là Art Director. Phạm trù từ Graphic Designer trở thành Art Director xin không đề cập trong bài viết này. Phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến nội dung Graphic Designer nếu không trở thành Art Director thì sẽ làm gì?
Vậy từ vị trí Designer để đến vị trí Art Director, con đường đi của nó là gì?
1. [XUẤT PHÁT ĐIỂM] Designer, bản thân là người thuộc creative, phải có não sáng tạo. Nền tảng của họ là có ý tưởng, thích THIẾT KẾ, thích suy nghĩ SÁNG TẠO. Nên hiển nhiên, trong con người của các bạn này sẽ tồn tại hai khái niệm THIẾT KẾ và SÁNG TẠO. Vậy tại sao phải tách bạch hai khái niệm này? Vì cũng có luồng ý kiến cho rằng, trước khi thiết kế, thì phải có óc sáng tạo, phải nghĩ ra được cái gì đó, tức là sáng tạo, thì mới có thể làm thiết kế. Nếu thiết kế mà không sáng tạo thì nó rất khô khan, thiếu ý tưởng, chỉ là đặt để “cạch cạch”, hoặc nói nôm na là chỉ “lay things out, without creative”. Nhưng sáng tạo mà không có tư duy thiết kế thì sẽ không định hình được cái gọi là “how it look structurally”. Trong thiết kế sẽ cần cái nào chính – phụ, trước – sau, sự tương phản về khối đặc – rỗng, màu nóng – lạnh, form 3d – phẳng, hình thức country – morden, mảng – nét v.v… Qua đó có thể thấy, về cơ bản THIẾT KẾ và SÁNG TẠO cùng tồn tại trong một con người có não phải creative và cụ thể là Grapghic Designer.
2. [DESIGNER – HEAD OF DESIGN] Xuất phát điểm là Designer, như đã nói bên trên, tố chất của họ là có ý tưởng, thích THIẾT KẾ, thích suy nghĩ SÁNG TẠO. Nhưng cụ thể vào creative Mindset, nếu não phải của họ thiên về tư duy thiết kế nhiều hơn trong việc suy nghĩ ý tưởng thì khi đó họ thường sẽ có thiên hướng về bố cục sắp đặt, element, graphic, mọi thứ sẽ layout ra sao? Họ thích đối diện với tờ giấy và cây viết chì để sketch cụ thể cái bao bì, cái key visual đó sẽ bố cục ra sao, chữ để ở đâu, to hay nhỏ, hình để ở góc này hay góc kia. Bất cứ job nào, họ cũng thích ngồi sketch ra giấy, hoặc không sketch ra thì trong não của họ sẽ sắp đặt mọi thứ theo trình tự thiết kế, tưởng tượng về layout và mọi thứ ra sao rất sắp xếp rõ ràng. Nói như vậy, không phải là họ không có sáng tạo, nhưng sáng tạo của họ là sự tìm kiếm layout đó sẽ như thế nào về style, thiết kế sẽ trông ra sao, font chữ nào, hình ảnh nào, màu nào, element nào. Họ sáng tạo qua việc nhìn ngắm, so sánh, phân tích mọi thứ theo ngôn ngữ design. Từ đó theo kinh nghiệm, trình sáng tạo của họ tăng dần qua việc định hình được phong cách thiết kế, họ sẽ sáng tạo idea qua ngôn ngữ design để mỗi thiết kế là một câu chuyện. Sẽ có key message được truyền tải ra sao, họ rành rẽ về tonality của mỗi thiết kế, ví dụ: Làm bao bì, key visual cho trẻ con thì tonality sẽ kiddy, cute, mũm mĩm, adorable, pure, thánh thiện, nhìn không độc hại v.v.. Bên cạnh đó, trình thiết kế của họ nâng lên theo thời gian với đầy đủ các technique design, các phần mềm thiết kế, các xu hướng thiết kế, các cách truyền tải thông điệp qua ngôn ngữ thiết kế, họ tinh vi trong mỗi design dù nhỏ hay lớn, dù icon, logo, bao bì, KV, POSM, họ rành rẽ về các khái niệm của graphic design như: Biết cụ thể font nào, các loại bố cục nào, các loại bảng màu nào, các loại element nào, các loại hình ảnh nào, các loại treatment nào, các trường phái style nào, mood and tone, các xu hướng thiết kế nào. Những cái “nào” của design sẽ match cho cái “nào” của job khi có yêu cầu. Giúp truyền tải được nhu cầu của design communication của thương hiệu qua các design như KV, POSM, logo, brochure dưới góc độ và chuyên môn của graphic design. Hành trình đó phù hợp với con đường career path trong sự nghiệp của họ, có thể nói là: Graphic Designer – Senior Graphic Designer – Head of Design – Design Director (tuỳ vào SOW, function của các Agency mà sẽ có title này). Tuy nhiên, ở vị trí Head of Design, còn nhiều yếu tố về chuyên môn như: Dẫn dắt (lead) team design từ ways in (brief job vô) đến đầu ra (outcome) cho thiết kế và sáng tạo. Bên cạnh đó kỹ năng quản lý để đảm bảo năng suất, chất lượng của team design.
3. [HEAD OF DESIGN vs ART DIRECTOR] Sự tương quan và phối hợp giữa 2 vị trí này là gì? Chúng ta đã đọc bài viết trước đó khi phân tích về vai trò của Art Director và hiểu về sự đi lên của vị trí Art Director từ xuất phát điểm là Graphic Designer. Vậy cùng xuất phát điểm là Graphic Designer, cùng hệ creative và có người thiên về THIẾT KẾ, rồi lên HEAD of DESIGN, có người thiên về tư duy creative, sáng tạo rồi lên ART DIRECTOR. Vậy Art Director sẽ làm việc với Head of Design như thế nào?
Trả lời như sau: Khi người làm Art Director họ sẽ mạnh về tư duy quảng cáo, sẽ mạnh về idea, về sự bay bổng của ý tưởng, ví dụ: Để làm 1 key visual, truyền đạt thông điệp lon nước có gas XYZ, uống vào phê cực đỉnh. Người Art Director sẽ lên idea theo tư duy sáng tạo như: Phê, phê ra sao? thần thái nào, lắc lư cái đầu, tóc tai rũ rượi, đầu cúi xuống, ngửa mặt lên trời, lăn lộn ra sàn nhà, chân tay quơ quơ như thế nào, ánh mắt sẽ như thế nào? posing nào? Khía cạnh cực đỉnh, cực đỉnh ra sao? Ví dụ: Uống vô 1 ngụm, nó làm mình bay tới nóc thiên đường, lâng lâng cảm giác như đang đứng trên đỉnh Himalaya? Hay có thể cường điệu 1 chút như what the hell?, đang lao xuống 18 tầng địa ngục như tên bắn để miêu tả cái cực đỉnh? Art Director sẽ tư duy sáng tạo theo hướng đó. Họ có thể sẽ phác thảo layout (sketch) và sau đó sẽ cầm cái idea đó (kèm theo là các ref. về style, mood and tone mà Art Director muốn thể hiện) qua gặp Head of Design, để brief về ý tưởng sáng tạo. Head of Design sẽ dựa vào cái ý tưởng đó, sẽ triển khai team design về bố cục để thể hiện ra layout bằng xương bằng thịt. Layout đó phải thiết kế có cấu trúc, có điểm nhấn nhá chính phụ. Bạn Head of Design sẽ tìm các chất liệu graphic, kiểu hình ảnh nào để bộc lộ ý đồ về cực đỉnh, cực phê, font chữ v.v… Hoặc giả định không có Head of Design, thì lúc này bạn Graphic Designer sẽ thực hiện các bước của việc layout theo hướng dẫn, sự sáng tạo của Art Director.
4. [HEAD OF DESIGN SKILL] Kết luận, vậy Graphic Designer nếu không thích làm Art Director, và có thiên hướng về thiết kế, thì hoàn toàn có thể trở thành Head of Design.
Vậy khi ngồi ghế Head of Design, ngoài những chuyên môn về Design skills và chuyên môn về quản lý được trình bày bên trên, những kiến thức nào thật sự cần để giúp các bạn đủ tự tin ngồi chiếc ghế đó. Đó là những kiến thức về Mar – Com nói chung, những kiến thức bổ sung cho não trái như Strategic thinking, Critical thinking. Bên cạnh những kiến thức bổ sung cho não phải như Concept building, Idea development, Art treatment. Những kiến thức về sáng tạo, truyền thông quảng cáo, tư duy về làm ý tưởng của vị trí Art Director tưởng chừng không liên quan đến Head of Design, nhưng thật ra rất bổ ích cho các bạn nghiêng về hướng thiết kế và điểm đến là Head of Design, bởi vì qua lớp về tư duy Art Director các bạn hiểu được các ngôn ngữ quảng cáo, tư duy sáng tạo, tư duy thinking. Sẽ giúp bạn khi trở thành Head of Design rất nhiều trong việc lead một team design, thể hiện ý đồ layout của Art Director.
Đọc thêm về Head of Design job description ở link nhé.
https://www.glassdoor.com/Job/head-of-design-jobs-SRCH_KO0,14.htm
Bold Creative Training Lab, với những kiến thức được biên soạn từ thực tế công việc, sẽ như những công thức giúp các bạn dễ dàng ứng dụng hơn trong công việc. Để từ đó, bằng năng lực tự thân, bạn sẽ ngày càng mài sắc kỹ năng và kinh nghiệm để hiểu về thế nào thích THIẾT KẾ, thế nào là thích suy nghĩ SÁNG TẠO. Đến với lớp How to be Art Director, bạn sẽ được tìm hiểu về những kỹ năng bổ sung sự logic cho não trái khi tư duy và bổ sung cho não phải khi tư duy sáng tạo. Qua đó khi trở về Agency, dù không muốn làm Art Director, nhưng bạn hoàn toàn có thể đi theo thiên hướng, đúng chất thiết kế của mình , để hoàn toàn có thể đi lên vị trí Head of Design và đủ kỹ năng hiểu về tất cả ngôn ngữ ý tưởng, tư duy sáng tạo của Art Director, hoặc của Creative Director.
Link lớp Art của Bold: https://dev.zig.red/bold2024/p/how-to-be-an-art-director.3