Yếu tố đầu tiên các thương hiệu cần nghiên cứu khi thâm nhập thị trường mới chính là Văn hóa bản địa. Cũng bởi lẽ đó, những campaign sau đây thất bại do chưa tìm hiểu kỹ văn hoá địa phương.
Bạn đã biết chiến dịch nào dưới đây?
1. Coca Cola & Trung Quốc
Coca Cola thâm nhập vào thị trường Dân hoa năm 1927 với tên phát âm quen thuộc “Coca Cola”. Tuy nhiên người Trung Quốc lại phát âm là “Kekoukela” tạm dịch là: “Cắn một con nòng nọc sáp” khiến thiện cảm của họ mất dần.
Nhận ra được sai lầm trong văn hoá địa phương, Coca Cola đã triệu tập các chuyên gia nghiên cứu với hơn 40,000 từ đồng âm. Cuối cùng các phát âm mới ra đời “Kokoukole” nghĩa là Happiness in mouth (tạm dịch: Hạnh phúc bên trong miệng”. Từ đó Coca Cola chiếm lại tình cảm của người dân và mở rộng thị phần tại thị trường này.
2. Gerber & Nam Phi
Gerber là thương hiệu thực phẩm dành cho em bé của tập đoàn Nestle. Khi tấn công vào thị trường Châu Phi, bao bì của nhãn hàng in hình một em bé đáng yêu.
Một thời gian dài sau đó, Gerber vẫn chưa tiêu thụ được sản phẩm nào, các chuyên giá nghiên cứu ra rằng: các công ty ở châu phi thường sử dụng hình ảnh của nhãn là những gì có trong bao bì. Vì đa số người châu Phi không biết đọc chữ.
3. Panasonic & Mỹ
Khi Panasonic bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ thì nhân vật hoạt hình Woody Woodpecker (Mỹ) có sức ảnh hưởng lớn tại Nhật. Vì vậy trong marketing camp Panasonic đã lấy tên “The Woody” đặt cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, “Woody” lại là tiếng lóng Mỹ có nghĩa là “cậu nhỏ cứng” và Panasonic cũng chẳng hay biết gì. Chẳng những vậy, brand còn đặt tên sản phẩm chính là “Touch Woody” nghĩa là “đụng vào cậu nhỏ” và điều này đã vượt ngoài tầm kiểm soát của họ. Đây chính là một chiến dịch Marketing thất bại đáng nhớ, là bài học kinh nghiệm đáng nhớ của Panasonic về ngành Marketing.
4. Pringles & Mexico
Một cửa hàng Tesco nằm trên đường Liverpool quảng bá sản phẩm khoai tây Pringles có vị thịt heo xông khói trên billboard với thông tin “Ramadan Mubarak” – tháng ăn chay của người Hồi giáo. Chuyện này còn trở nên nghiêm trọng hơn khi nhà hàng này cách không xa Whitechapel – nhà thờ hồi giáo lớn nhất Châu Âu. Ngay sau đó, billboard đã bị gỡ xuống và Tesco phải công khai thừa nhận sai lầm của mình.
5. KFC & Trung Quốc
Trung Quốc luôn là thị trường béo bở mà các thương hiệu lớn muốn du nhập vào, trong đó có cả thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới – KFC. Tại đây, KFC đã chọn câu slogan là “finger – lickin’good” có nghĩa là vị ngon trên từng ngón tay nhưng lại bị người dân nơi đây hiểu theo nghĩa hơi đáng sợ là “ăn luôn cả ngón tay”, là bài học kinh nghiệm trong ngành Marketing.
Bạn thấy đấy! Mỗi nền văn hóa trên mỗi đất nước là khác nhau. Điều này tạo nên một thách thức khá lớn đối với người làm marketing. Hãy tìm hiểu văn hóa, hiểu ngôn từ và cách người dân nơi đó truyền đạt. Điều này không chỉ làm khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn mà còn gắn bó với nhãn hiệu lâu dài.